Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Kỳ 3: Nước mắt tê giác, tội ác con người
Khi con tê giác đen cứng đầu thoát khỏi khu bảo tồn tư nhân bị bắt trở lại và được chuyển lên xe đặc chủng về nuôi nhốt ở chuồng boma cũng là lúc chúng tôi nhận được tin trực thăng tuần tiễu mới phát hiện bốn cá thể tê giác bị săn trộm ở khu bảo tồn Weenen, cách đó hàng trăm cây số… Chúng tôi lại gấp rút lên đường.

 


- Kỳ 1: “Người Việt đến Nam Phi làm gì?”



 



Xác hai con tê giác trắng bị cắt sừng đang phân huỷ.

 

Qua dữ liệu được truyền trực tiếp từ camera trên máy bay tới thiết bị di động của nhân viên bảo tồn, chúng tôi biết hai trong số bốn con tê giác đã chết vì bị cắt sừng cách đây vài ngày, hai cá thể còn lại sống sót nhờ được phát hiện kịp thời và bọn săn thú mới cắt được một sừng to phía trước. Những hình ảnh từ camera cho thấy máu đang chảy ròng ròng trên mặt những con vật tội nghiệp.

 

Chiếc xe của chúng tôi lao về phía Weenen với tốc độ chóng mặt. Chúng tôi đến nơi khi các bác sĩ thú y đang cứu chữa cho hai con tê giác. Vì không được tiếp cận hai cá thể này trong lúc các bác sỹ thú y đang làm việc nên chúng tôi lên đường đến nơi phát hiện xác hai con tê giác.

 

Nhức nhối vấn nạn săn trộm

 

Quy định của chương trình bảo tồn tê giác không cho phép sử dụng camera hay các thiết bị có gắn camera… khi tiếp cận hiện trường các nhân viên đang khám nghiệm tử thi tê giác. Tuy nhiên, chúng tôi có được ngoại lệ cho quay phim, chụp hình khi được phép, nhưng không được chụp bất cứ nhân viên nào đang khám nghiệm tử thi tê giác vì lý do an ninh. Nếu hình ảnh họ đang làm nhiệm vụ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, tính mạng của chính họ và người thân có thể bị đe doạ bởi các tổ chức tội phạm buôn bán động vật hoang dã.

 

Vượt qua khoảng 4km đường rừng, chúng tôi tận mắt chứng kiến xác hai con tê giác trắng bị cắt sừng đang bắt đầu phân huỷ. Rất có thể, những chiếc sừng của chúng đang trên đường đến Việt Nam hoặc Trung Quốc, nơi có nhu cầu mua bán và tiêu thụ sừng tê giác rất cao. Hành động dùng súng bắn giết tê giác không dã man bằng việc bắn thuốc mê, sau đó cắt sừng và để mặc con vật chảy máu đến chết.

 

Một cảnh sát chuyên điều tra các tội phạm săn bắn động vật hoang dã chia sẻ với chúng tôi: “Từ đầu năm đến nay, chỉ riêng tỉnh KwaZulu-Natal đã có 135 con tê giác bị giết hại. Đây là con tê giác thứ sáu bị giết trong tuần này và hầu hết những con tê giác đều bị giết tại các khu bảo tồn do nhà nước quản lý. Bọn tội phạm săn tê giác chủ yếu là người bản địa được thuê đi săn vì thông thuộc địa hình. Bọn chúng được huấn luyện rất bài bản về cách sử dụng súng săn hạng nặng. Tất cả các vết bắn thường trúng ngay vào sọ con vật, một số con bị bắn trúng tim. Một số kẻ săn trộm được thuê từ các quốc gia lân cận như Mozambique, Zimbabwe. Bọn chúng rất hung hãn và sẵn sàng bắn trả nhân viên kiểm lâm nếu xảy ra xô xát. Hiện nay bọn săn trộm tê giác châu Phi đã hình thành các tập đoàn tội phạm lớn.

 

Chính phủ Nam Phi xem đây là vấn nạn quốc gia và cho phép quân đội tham gia bảo vệ tê giác. Nhân viên kiểm lâm được phép bắn chết tội phạm săn tê giác tại hiện trường nếu chúng có hành vi chống trả và đe doạ tính mạng nhân viên thực thi công vụ. Chúng tôi đã làm hết sức để bảo vệ loài tê giác trên đất nước chúng tôi, nhưng những nỗ lực ấy sẽ là vô ích nếu tình trạng buôn bán và sử dụng sừng tê giác như là dược liệu ở nhiều quốc gia châu Á vẫn tiếp tục”.

 

Những con số đau lòng và câu hỏi gây bối rối

 

Chúng tôi lại tiếp tục lên đường đến thăm lực lượng chống săn trộm tê giác trên không. Tiếp đón chúng tôi là kiểm lâm viên Lawrence Munro – chỉ huy lực lượng. Munro bắt đầu câu chuyện với những thông tin không mấy sáng sủa về tình trạng buôn lậu sừng tê giác ở đây: “Hiện nay, bọn săn trộm đã chuyển hướng đưa sừng tê giác qua các nước lân cận rồi sau đó mới vận chuyển tới châu Á để tiêu thụ. Trung bình mỗi ngày ở Nam Phi có ba con tê giác bị giết hại. Riêng năm 2013, tính đến ngày 12.10, đã có hơn 700 con tê giác bị giết. Số lượng tê giác bị giết ngày càng tăng mặc dù chúng tôi đã thực hiện đủ mọi biện pháp nghiệp vụ với trang thiết bị tối tân nhất”.

 

Trong suốt chuyến đi của mình tới Nam Phi, câu hỏi mà tôi thường được phóng viên truyền hình quốc tế phỏng vấn là: “Việt Nam có quan tâm đến việc bảo tồn tê giác Nam Phi không? Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng buôn bán sừng tê giác trong khi Nam Phi đã và đang nỗ lực hết mình để bảo tồn loài vật này?” Đó là câu hỏi khiến tôi luôn cảm thấy bối rối.

 

Ngày cuối cùng trước khi hành trình dài gắn bó với tê giác Nam Phi kết thúc, chúng tôi ghé thăm toà án quận Kemoton. Tiếp chúng tôi là luật sư, chánh án Priwce Manyathi - người chuyên xử các vụ săn bắt, buôn bán động vật hoang dã thuộc thành phố Johannesburg, nơi có cảng hàng không lớn nhất Nam Phi. Đây chính là địa điểm từng phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu sừng tê giác nhất trong những năm qua.

 

Chánh án Manyathi cho biết: “Từ năm 2008 đến nay đã có hơn 30 vụ buôn lậu sừng tê giác bị bắt tại Johannesburg. Trong ba năm từ 2010 đến 2012, có tới 132 người từ nhiều quốc gia tham gia và buôn bán sừng tê giác bị bắt tại Nam Phi, trong đó người Việt Nam chiếm đa số. Bình quân cứ 10 vụ bị phát hiện thì chín vụ do người Việt tiến hành và những vụ còn lại đều có liên quan đến người Việt Nam. Hầu hết các phạm nhân đều khai trước toà là với một cặp sừng tê giác, người đi săn được hưởng 8.000USD, người buôn bán vận chuyển ra khỏi Nam Phi là 15.000USD, còn người mua cuối cùng thì không có con số cụ thể”. Ông cho biết thêm: “Cách đây 4 tháng chúng tôi bắt giữ hai sinh viên Việt Nam vận chuyển sừng tê giác, mỗi người vận chuyển 10 chiếc. Trước toà, họ khai là được thuê vận chuyển một gói hàng đóng kín mà không biết bên trong là sừng tê giác. Toà án xử phạt mỗi người 1 triệu ran (khoảng 90.000USD) và ngay lập tức họ có đủ tiền nộp phạt! Điều đó cho thấy, có một tổ chức rất mạnh đứng đằng sau họ, sẵn sàng trả tiền cho người vận chuyển nếu bị bắt”.

 

Câu chuyện với chánh án Priwce Manyathi khiến lòng tôi trĩu nặng. Hoá ra trong số kẻ thù đáng sợ nhất của loài linh vật xứ sở này, có những người đồng hương của chính tôi....

 

-----------------------------------------------------------

 


Theo số liệu mới nhất của tổ chức Traffic, Nam Phi đang bảo tồn 18.800 con tê giác trắng Ceratotherium simum, chiếm 95% lượng cá thể tê giác trên toàn châu Phi. Đây là loài đang nằm trong Sách đỏ (IUCN), thuộc nhóm gần nguy cấp. Tuy nhiên, thảm họa săn trộm tê giác ở Nam Phi đang dần xóa sổ quần thể tê giác đen Diceros bicornis tại đây.

 


Dùng súng bắn tê giác không dã man bằng việc bắn thuốc mê, sau đó cắt sừng và để mặc con vật chảy máu đến chết.





Hầu hết tê giác bị bắn vào khoảng 5-6 giờ chiều - khi chúng đã ăn no và tìm nơi ngủ qua đêm. Bọn săn trộm thường ra tay vào thời gian này để có đủ thời gian tẩu thoát trong đêm tối sau khi dùng rìu chặt đứt sừng của con vật.


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn (01-05-2024)
    Cứu tàu gặp nạn trên vùng biển Nam Định (30-04-2024)
    Bắt khẩn cấp 'nữ quái' chuyên dùng thuốc an thần 'dụ' người chăm bệnh nhân uống để cướp tài sản (29-04-2024)
    Diễn biến mới vụ 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở Hoàn Kiếm (29-04-2024)
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù, hai con gái từ 3 - 4 năm tù (25-04-2024)
    Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh nghẹn giọng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án (24-04-2024)
    Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo mở đường cho xe ôtô chạy từ sáng 26/4 (24-04-2024)
    Bà Nguyễn Thu Hằng bị tuyên án về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…' (24-04-2024)
    Khổng tước Ấn Độ bay vào nhà dân ở TP Thủ Đức (24-04-2024)
    Xem xét đình chỉ 3 tháng với đơn vị từ chối đăng kiểm trực tuyến (24-04-2024)
    Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Chuyện đau lòng ở Thạch Khê - Bài 1: Mồ mả tổ tiên bị chôn vùi (23-11-2013)
    Kỳ 2: Tê giác, ngày tự do (23-11-2013)
    Nến và hoa ngập cổng nhà Đại tướng  (22-11-2013)
    “Phải truy tố hình sự chủ thủy điện xả lũ gây hại cho dân” (21-11-2013)
    “Người Việt đến Nam Phi làm gì?” (20-11-2013)
    Bộ trưởng Công thương bị truy về quy hoạch thủy điện (19-11-2013)
    Giá điện và những cơn lũ (18-11-2013)
    Tiếng kẻng và giọt nước mắt (16-11-2013)
    Đánh giá ảnh hưởng Võ Đại tướng ngay trước lễ 49 ngày (15-11-2013)
    “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì” (15-11-2013)
    Tân Phó Thủ tướng và sứ mệnh mới của ngoại giao Việt Nam (14-11-2013)
    Nâng cao chất lượng xét xử (12-11-2013)
    “Chuyến thăm của Tổng thống Putin phản ánh mối quan hệ Việt - Nga toàn diện” (12-11-2013)
    Nghịch lý “người nghèo bù đắp chi phí cho người giàu” (11-11-2013)
    Đêm nay, tâm bão Haiyan đi vào Thanh Hóa - Hải Phòng (10-11-2013)
    Án oan, ép cung và "dê tế thần" (08-11-2013)
    “Chưa cán bộ nào bị truy tố vì xử oan sai cho người vô tội” (07-11-2013)
    “Phung phí là có tội với đời sau” (05-11-2013)
    “Đẻ ra nhiều ghế quá, ngân sách nào chịu nổi?” (04-11-2013)
    Thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng làm gì? (03-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152838518.